Xử lý nước thải với chi phí thấp, bể tự hoại cải tiến BASTAF
(
02 Apr 2013 )
GIỚI THIỆU CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÂN TÁN
Vật liệu lọc
Dem vi sinh
Bể lắng lamen
Tấm lắng lamen
Đệm vi sinh dạng cầu
Giá thể vi sinh bám dính
Vat lieu dem dang to ong
Vật liệu đệm tháp hấp thụ
Gia công thết bị hợp khối V69
Xử lý nước thải chuyên nghiệp
Gia công thết bị hợp khối CN2000
Lập bản cam kết bảo vệ môi trường
1. Xử lí nước thải tại chỗ bằng bể tự hoại cải tiến BASTAF
Công nghệ BASTAF thay thế cho bể tự hoại truyền thống, với giá thành thấp và hiệu quả xử lí cao, ổn định đã được nghiên cứu, phát triển trong khuôn khổ dự án hợp tác nghiên cứu ESTNV giữa Viện KH&KTMT (IESE), Trường ĐHXD và Viện KH&CNMT Liên bang Thụy Sĩ (EAWAG), Cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ Sĩ (SDC) tài trợ (1998 – 2007), và ngày càng được cải tiến, hoàn thiện. Bể tự hoại cải tiến sử dụng vật liệu lọc vabcoK, vabcoH.
Nguyên tắc làm việc của bể tự hoại cải tiến BASTAF: nước thải được đưa vào ngăn đầu của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ có các vách ngăn hướng dòng ở những ngăn tiếp theo, nước thải được chuyển động theo hướng từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng. Cũng nhờ các vách ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp. Cơ chế tạo dòng chảy hướng lên của bể tự hoại cải tiến bảo đảm hiệu suất sử dụng thể tích tối đa, và sự tiếp xúc trực tiếp của dòng nước thải hướng lên và lớp bùn đáy bể - nơi chứa quần thể các vi khuẩn kỵ khí, cho phép nâng cao hiệu suất xử lý rõ rệt. Các ngăn lọc kỵ khí phía sau, với vật liệu lọc do IESE chế tạo, cho phép nâng cao hiệu suất xử lý của bể và tránh rửa trôi bùn cặn theo nước. vinahands, bể tự hoại cải tiến, vật liệu vabcok, vật liệu mang vi sinh.
Các kết quả quan trắc thu được từ các bể BASTAF trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường, cho các loại nước thải khác nhau, cho thấy BASTAF cho phép đạt hiệu suất xử lý cao, ổn định, ngay cả khi dao động lưu lượng và nồng độ chất bẩn của nước thải đầu vào lớn. Bàn tay Việt Hiệu suất xử lý trung bình theo COD, BOD5 và TSS tương ứng là 75 - 90%, 70 – 85% và 75 - 95%.
2. Xử lí nước thải phân tán, chi phí thấp với bể tự hoại cải tiến và bãi lọc trồng cây
Bãi lọc trồng cây đã được biết đến trên Thế giới như một giải pháp công nghệ XLNT trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời góp phần làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái của địa phương. Sinh khối thực vật, bùn phân huỷ, nước thải sau xử lý từ bãi lọc trồng cây còn có giá trị kinh tế. Mô hình XLNT bằng bể BASTAF và bãi lọc ngầm trồng cây 2 bậc, trồng các loại thực vật nước dễ kiếm, phổ biến ở Việt Nam, do Viện KH&KTMT, Trường ĐHXD phối hợp với Trường ĐHTH Linkoeping (Thuỵ Điển) phát triển cho phép đạt chất lượng nước đầu ra đạt mức A, QCVN 24/2009- BTNMT và QCVN 14/2008-BTNMT, cho phép xả ra môi trường hay tái sử dụng lại nước thải.
Sơ đồ nguyên lí công nghệ XLNT chi phí thấp bằng BASTAF và bãi lọc ngầm trồng cây
Trạm XLNT phân tán cho 160 hộ dân thôn Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức,Hà Nội
Hệ thống XLNT khu resort trên đảo Hoa và Bướm - Thái Lan
Hiện nay, công nghệ BASTAF và Bãi lọc ngầm trồng cây đang được triển khai áp dụng để XLNT cho nhiều đối tượng như một số nhà chung cư cao tầng, khu đô thị mới ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, các cụm dân cư, làng nghề chế biến nông sản, trường học, bệnh viện, chợ ở ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, các thị trấn Chợ Mới, Chợ Rã, Yến Lạc ở tỉnh Bắc Kạn, cụm dân cư vượt lũ ở An Giang, vv...
3. Cụm bể xử lí nước thải tại chỗ chế tạo sẵn bằng composite BASTAFAT
Nhóm DESA đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công cụm bể XLNT tại chỗ kị khí kết hợp với hiếu khí theo kiểu mô đun BASTAFAT vinahands. Hệ thống gồm 2 môđun chính: bể xử lí sinh học kị khí và bể xử lí sinh học hiếu khí, chế tạo bằng vật liệu composite. Trước hết, nước thải được xử lí bậc 1 trong điều kiện kị khí trong bể tự hoại cải tiến (BASTAF). Nước thải sau xử lí kị khí được bơm lên ngăn xử lí hiếu khí (AT) và được phân phối đều trên bề mặt các giá thể vi sinh – nơi dính bám của các vi sinh vật tham gia XLNT. bàn tay việt Các chất hữu cơ còn lại sau quá trình phân hủy kị khí được chuyển hóa nhờ các vi sinh vật hiếu khí. Dòng tuần hoàn nước thải sau bể hiếu khí về bể kị khí cho phép loại bỏ cả các chất dinh dưỡng khó xử lí như Nitơ, Phốtpho. Chế độ làm việc của bể được điểu khiển bằng tay, hay kiểm soát tự động theo thời gian, theo mực nước, ... bằng bộ điều khiển PLC.
Các kết quả nghiên cứu với nước thải sinh hoạt thực tế cho thấy mô hình BASTAFAT cho phép đạt hiệu suất xử lí rất cao theo chất rắn lơ lửng TSS (đạt trung bình 96,1%), chất hữu cơ (đạt trung bình 91,1% theo COD và 89,3% theo BOD5). Chất lượng nước đầu ra đạt mức A, QCVN 24/2009- BTNMT và QCVN 14/2008-BTNMT.
BASTAFAT cho Khu biệt thự cao cấp, TT Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Những ưu điểm của hệ BASTAFAT:
- Hiệu suất xử lí cao theo cả chất hữu cơ, cặn lơ lửng, chất dinh dưỡng (N,P), ... Cho phép xả nước thải sau xử lí ra môi trường hoặc tái sử dụng lại.
- Không cần máy cấp khí cho bể hiếu khí. Chủ động điều khiển được chế độ làm việc và các thông số vận hành.
- Áp dụng linh hoạt cho nhiều loại nước thải khác nhau. Có thể lắp ghép linh hoạt theo mođun, chìm dưới đất hay nổi.
- Hoàn toàn kín, khít, không thấm, không rò rỉ, không gây mùi và làm ô nhiễm nước, đất.
- Có độ bền vĩnh cửu với thời gian và chịu được tác động cơ học cao (kể cả tải trọng từ trên mặt đất). Không bị ăn mòn bởi các quá trình sinh hóa trong nước thải.
- Bể được sản xuất ở quy mô công nghiệp, đảm bảo đúng quy cách, phát huy hiệu suất xử lí của công trình và tránh lãng phí. Lắp đặt đơn giản, thuận tiện, cho phép rút ngắn tiến độ thi công công trình và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Giá thành hợp lí (rẻ hơn nhiều so với các bể XLNT kiểu Jokashou, với tính năng và chất lượng tương đương).
4. Trạm xử lí nước thải hợp khối AFSB
Nhóm nghiên cứu DESA của IESE, ĐHXD cũng đã phát triển công nghệ XLNT phân tán hợp khối AFSB, áp dụng cho các khu đô thị, các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, khu du lịch, xí nghiệp chế biến thực phẩm... Cụm công trình XLNT hợp khối AFSB bao gồm ngăn điều hòa, ngăn xử lý kỵ khí với các giá thể vi sinh, ngăn xử lý hiếu khí với các giá thể vi sinh, ngăn lắng - tách bùn và ngăn khử trùng. Một phần nước thải và bùn được đưa trở lại tuần hoàn để tách Nitơ, Phốtpho. Giá thể vi sinh VABCO trong ngăn xử lí kị khí và hiếu khí do IESE tự chế tạo. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn A theo TCVN 5945-2005, mức A theo QCVN 14/2008-BTNMT.
Trạm xử lí nước thải hợp khối AFSB AFSB cho Resort Cát Cò-3, Đảo Cát Bà, Hải Phòng
5. ĐỊA CHỈ ÁP DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC THẢI PHÂN TÁN
Các mô hình XLNT phân tán của nhóm nghiên cứu DESA, Viện KHKTMT, ĐHXD đã khẳng định được những ưu điểm của nó và được người sử dụng chấp nhận. Các mô hình này đã được đưa vào Hướng dẫn thiết kế và Dự thảo Tiêu chuẩn thiết kế các công trình vệ sinh hộ gia đình, các công trình công cộng của Bộ Xây dựng, Bộ Y tế. Thuật ngữ ‘’BASTAF’’ do nhóm nghiên cứu đưa ra đã trở thành thuật ngữ chuyên môn quen thuộc trong lĩnh vực cấp thoát nước ở Việt Nam và quốc tế. Công nghệ BASTAF đã được giới thiệu trên VTV, VCTV, HTV, nhiều báo, tạp chí, tạp chí chuyên ngành, đã được công bố và đánh giá cao tại nhiều Hội nghị trong nước và quốc tế, được đưa vào nội dung giảng dạy ở một số trường đại học.
Các công nghệ xử lí nước thải phân tán DESA nói trên đã và đang được nhiều cơ quan tư vấn, chủ đầu tư áp dụng tại nhiều nơi trên khắp cả nước, với các quy mô khác nhau.
Các đối tượng áp dụng:
- Nước thải sinh hoạt từ các hộ và nhóm hộ gia đình, biệt thự, nhà chung cư, các khu đô thị mới, khu resort, thị trấn, …
- Nước thải từ các công trình công cộng, dịch vụ như trường học, khách sạn, bệnh viện, nhà hàng, siêu thị, các điểm du lịch;
- Xử lý nước thải công nghiệp có thành phần, tính chất gần giống nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp có tỷ lệ chất hữu cơ cao như chế biến thực phẩm, nước thải sinh hoạt của công nhân ở khu công nghiệp, nước thải từ các làng nghề chế biến nông sản, vv...
Một số địa chỉ áp dụng cụ thể:
(1) Làng nghề chế biến hải sản Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hoá (2003).
(2) Làng nghề nấu rượu Đại Lâm, Tiên Sơn, Bắc Ninh (2003).
(3) Làng nghề chế biến nông sản Thị Ngoại, Tân Hoà,Quốc Oai, Hà Tây (2003).
(4) Bể xử lí nước thải Trường THCS Thái Thành, Thái Thuỵ, Thái Bình (2005).
(5) Trạm XLNT khu du lịch cao cấp Cát Cò 3, đảo Cát Bà, Hải Phòng (2004).
(6) Trạm xử lí nước thải cụm dân cư ven sông Nhuệ, xã Hữu Hoà, huyện Thanh Trì, Hà Nội (2005).
(7) Trạm xử lí nước thải cụm dân cư ven sông Nhuệ, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội (2005).
(8) Trạm XLNT Bệnh viện K74 Phúc Yên, Vĩnh Phúc (2006).
(9) Các trạm XLNT thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Tây (2006, 2007).
(10) Các bể tự hoại cho các hộ gia đình liền kề, và Trạm xử lí nước thải tập trung cho Khu đô thị mới cho người có thu nhập thấp, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (2007).
(11) Trạm xử lí nước thải tập trung, Khu đô thị mới – Công ty CP XD bê tông Xuân Mai, TT Xuân Mai, Hà Tây (2007).
(12) Các Trạm xử lí nước thải cho toàn bộ Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn (2007).
(13) Các Trạm xử lí nước thải cho toàn bộ Thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, Bắc Kạn (2007).
(14) Trạm xử lí nước thải cho cụm nhà ở dân cư tuyến vượt lũ ở An Giang (2007).
(15) Trạm XLNT Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông (2007).
(16) Trạm XLNT Khu di tích lịch sử - Mộ bà Hoàng Thị Loan, Nam Đàn, Nghệ An (2007).
(17) Trạm XLNT Làng Hữu nghị, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội (2008).
(18) Các Trạm XLNT các tòa nhà cao tầng, khu chung cư Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội (2009).
(19) Trạm XLNT tòa nhà cap tầng VIDB, 194 Trần Quang Khải, Hà Nội (2009).
(20) Các trạm XLNT phân tán cho Khu di tích lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh K9, Đá Chông, Sơn Tây, Hà Nội (2009).
(21) Trạm XLNT cho cụm dịch vụ, du lịch cao cấp Cái Giá, đảo Cát Bà, Hải Phòng (2010).
(22) Các bể XLNT tại chỗ, cụm Biệt thự cao cấp cho nguyên thủ Quốc gia, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội (2010);
(23) Cung Triển lãm Quy hoạch Quốc gia, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội (2010);
(24) Khu du lịch cao cấp Vedana Resport & Spa, Phá Tam Giang, Thừa Thiên – Huế (2010).
(25) Và nhiều nơi khác.
Công nghệ AFSB đã được nhận Huy chương vàng tại Hội chợ Công nghệ - Thiết bị Việt Nam TechMart 2003.
Các giải pháp xử lí nước thải phân tán DESA đã được nhận Cúp Môi trường Việt Nam tại Hội chợ và triển lãm quốc tế về Công nghệ Môi trường lần thứ 1, Hà Nội, 4/2006.
Công nghệ BASTAFAT đã đăng kí sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ.Gần đây công nghệ BASTAFAT đã được chuyển giao cho một số Công ty để chế tạo hàng loạt,đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, đồng thời tiếp tục được cải tiến, hoàn thiện.
Nguồn: Tác giả, PGS.TS Nguyễn Việt Anh - Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội.